Tìm hiểu về các bộ phận chính của xe ô tô
23-05-2018 15:52
Tìm hiểu về các bộ phận chính của xe ô tô ngay để biết được vai trò tác dụng của từng chi tiết nhỏ trên xe, một kiến thức rất hữu ích đối với người mới tập lái.
Từng bộ phận chính của xe ô tô được cấu tạo và hoạt động theo quy chuẩn riêng. Đọc để biết cách sử dụng và chăm sóc chiếc xe một cách thông minh và hiệu quả nhất.

Nội thất xe ô tô – Bộ phận chính của xe ô tô
1. Vô lăng
Bộ phận đập vào mắt khi mở cửa bước vào xe đó là vô lăng. Vô lăng có vai trò điều khiển hướng chuyển động của ô tô. Vô lăng được bố trí bên trái đối với nước ta, có nhiều nước thì được bố trí phía bên phải.
2. Bảng táp lô
Là bảng nhựa trên có đó gắn: Bảng đồng hồ, bảng điều khiển, các đèn báo tình trạng hoạt động của xe, công tắc điều khiển máy lạnh, quạt gió, xông kính chống mờ sương, công tắc đèn báo nguy, núm mồi thuốc, núm tay ga, khay gạt tàn, cốp tài liệu, rađio, cửa sổ gió máy lạnh…
– Đồng hồ đo tốc độ: Thể hiện tốc độ xe chạy bằng Km/h, ghi lại tổng số km xe đã chạy, đo cự ly một quãng đường.
– Đồng hồ đo tốc độ động cơ: Thể hiện tốc độ quay của động cơ tính bằng 1000v/phút, vùng màu đỏ báo tốc độ nguy hiểm.
– Đồng hồ báo mức nhiên liệu: Báo mức dầu thực tế trong thùng chứa.
– Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát: Nhiệt độ để để động cơ làm việc tốt nhất khoảng 800C, phía chữ C = lạnh, phía chữ H = nóng.
– Đèn báo rẽ, báo pha/ cốt, báo phanh khí xả: Sáng lên khi các chế độ đó đang làm việc.
– Đèn báo mức nhiên liệu: Sáng lên khi mức dầu trong thùng chứa ít hơn quy định.
– Đèn báo áp lực dầu bôi trơn: Sáng lên khi mở công tắc chính và tắt khi máy nổ, khi máy đang làm việc mà đèn sáng là hệ thống bôi trơn có vấn đề, cần kiểm tra lại.
– Đèn báo xạc bình/ máy phát điện: Sáng lên khi mở công tắc chính và tắt ngay khi nổ, khi máy đang làm việc mà đèn sáng là hệ thống điện có vấn đề cần kiểm tra lại.
– Đèn báo tình trạng củ bộ lọc nước: Sáng lên khi cốc lọc đầy nước cần xả hết nước.
– Đèn báo bugi xông máy: Sáng lên khi mở công tắc chính, tắt đI khi máy được xông nóng.
– Đèn báo mức dầu phanh và gài phanh tay: Sáng khi mở công tắc chính và tắt khi máy đã nổ. Khi máy nổ mà đèn sáng là dầu cạn hoặc phanh đang gài.
– Đèn “ BRAKE BOOSTEE” báo bộ trợ lực phanh: Đèn báo sáng, đồng thời kèn báo kêu là áp suất trong bầu trợ lực yếu hay mức dầu trong bình chứa thấp. Chú ý áp suất hơI, dầu thiếu sẽ làm cho phanh không đạt hiệu quả cao, nguy hiểm.
3. Cần điều khiển đèn.
– Núm cần: Có 3 nấc: Nấc 1: OFF = Tắt, nấc 2 = Mở, các đèn gầm, kích thước, đèn sau, đèn soi bảng số, các đèn trên bảng điều khiển, Nấc 3 Mở đèn pha/ cốt cùng các đèn trên.
– Đẩy cần ra trước, kéo ra sau là mở các đèn báo rẽ, nâng lên hạ xuống là nháy đèn xin đường, nháy (cốt/ pha).
• Bật các loại đèn trên xe, bố trí bên trái trục lái.
• Bật đèn cốt là ở nấc 1, bật nấc 2 đèn pha và các mức tương ứng.
• Đèn xin đường gạt về phía trước hoặc phía sau.
4. Điều khiển gạt nước mưa.
Có 4 nấc: Nấc 1: Tắt, nấc 2: quét gián đoạn, nấc 3: Quét chậm, nấc 4: Quét nhanh, bấm vào núm đầu cần là mở khoá bơm nước rửa kính, nâng vành phía tay lái là mở khoá hãm bô. (Công tắc phanh khí xả) khoá hãm bô chỉ hoạt động khi máy còn nổ, khi không tác dụng vào bàn đạp ly hợp, bàn đạp ga và cần số không ở vị trí số 0.
5. Công tắc chính (khoá điện).
Nằm ở cổ trục tay lái. Có 4 nấc LOCK = khoá tay lái, chìa khoá chỉ đút vào rút ra ở nấc này, ACC = cấp điện hạn chế cho một số thiết bị, ON = cấp điện lúc xông máy, lúc máy hoạt động, START = vị trí khởi động máy, chìa khoá tự động trả về vị trí ON khi bỏ tay ra.
Khóa điện
Lock: Vị trí cắt điện
• ACC: Cấp điện hạn chế.
• ON: Cấp điện hoàn toàn.
• START: Khởi động1
6. Bàn đạp phanh.
Gắn trên giá đỡ bên phải trục tay lái, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống phanh làm việc.
Phanh tay.
Dùng cố định xe khi dừng, đỗ, phối hợp phanh chân khi dừng xe khẩn cấp.
Bàn đạp phanh chân
• Bên phải của trục vô lăng lái giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga.
• Điều khiển HTP nhằm giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô.
7. Bàn đạp ly hợp.
Gắn trên giá đỡ bên tráI trục tay lái. Có nhiệm vụ điều khiển ly hợp nối, ngắt truyền động từ động cơ đến hộp số và hệ thống truyền động phía sau.
• Bên trái của trục vô lăng lái.
• Đóng mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến HTTL
• Sử dụng khi khởi động động cơ, chuyển số, phanh dừng xe
8. Bàn đạp ga.
Gắn trên sàn xe nhờ khớp bản lề, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu làm việc.
• Bên phải của trục vô lăng lái cạnh bàn đạp phanh.
• Điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
9. Cần điều khiển số.
Nằm ở bên phảI người lái, dùng điều khiển sự ăn khớp của các bánh răng trong hộp số làm thay đổi tốc độ chuyển động của xe.Khi thay đổi số, lòng tay phải để lên núm cần số, dùng lực cánh tay tác động để thay đổi số. Chú ý: Tay tráI cầm chặt tay lái, người ngồi thẳng, thả lỏng cơ thể tránh trường hợp vào số kéo theo vành tay lái.

Ngoại thất xe ô tô – Bộ phận chính của xe ô tô
Kính chắn gió: Là một dạng cửa sổ kính nằm ở phía trước của ô tô, không chỉ có công dụng chắn gió, bụi, mưa… vào trong xe, mà còn tham gia vào việc gia tăng độ cứng vững cho kết cấu xe và bảo vệ an toàn cho hành khách trong một số tình huống va chạm.
Gương chiếu hậu: Là gương được gắn bên góc của hai cửa trước nhằm mục đích hỗ trợ người lái nhìn thấy khu vực phía sau và hai bên của chiếc xe.
Nắp ca-pô: Là phần khung kim loại ở phía đầu xe có công dụng bảo vệ cho khoang động cơ, có thể đóng mở để bảo trì và sửa chữa các bộ phận bên trong.
Lưới tản nhiệt: Hầu hết ô tô đều trang bị lưới tản nhiệt ở mặt trước để bảo vệ bộ tản nhiệt và động cơ, đồng thời cho phép không khí luồn vào bên trong. Ngoài ra, lưới tản nhiệt có thể được đặt ở một số vị trí như phía trước bánh xe (để làm mát hệ thống phanh) hoặc trên phía sau xe, đối với các xe có động cơ đặt sau.
bộ phận ô tô, ngoại thất ô tô, nội thất ô tô, lưới tản nhiệt, vô lăng, tư vấn, xe o to, xe ô tô, Nắp capô, cần số, bộ phận cơ bản
Các bộ phận ở ngoại thất chiếc ô tô
Đèn pha: Là thiết bị chiếu sáng thường đặt ở hai góc trái phải nối liền giữa nắp capô và mặt trước của xe. Đèn pha tạo ra luồng sáng mạnh và tập trung, chiếu ngang mặt đường và có khả năng chiếu sáng khoảng 100 m. Đèn pha có thể được dùng kết hợp với đèn cốt (đèn chiếu gần) trong cùng một chóa đèn, hoặc lắp bổ sung cho độ chiếu sáng tối ưu.
Cản: Là cấu trúc gắn liền hoặc được tích hợp vào phía trước và phía sau của ô tô để hấp thụ lực tác động khi xảy ra va chạm, góp phần giảm thiểu chấn thương cho người ngồi trong xe và hư hại ở các bộ phận khác.
Cách sử dụng số cơ bản khi lái xe ô tô
Sử dụng không đúng rất dễ làm hư hại hộp số và có thể dẫn đến gây tai nạn. Về mặt cơ bản, nếu sử dụng sai, nó có thể gây hao tổn nhiên liệu, và về lâu dài sẽ làm hư hỏng hộp số nhanh hơn và nguy hiểm nhất là có thể gây tai nạn.
Lái xe ô tô số tự động mà đang chạy xe, cần đỗ.
1- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh.
2- Kéo phanh tay, kéo vừa đủ, đừng kéo quá mạnh, nếu bạn đang đỗ trên đường bằng phẳng.
3- Đẩy cần số về P là đỗ xe xong.
Khi chạy bình thường.
1- Đạp phanh.
2- Đẩy chuyển cần số về vị trí D.
3- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy. Nếu dừng lâu hơn nữa, trên 30 giây, thì bạn nên kéo phanh tay để cho chân thoải mái hơn.
Với trường hợp đỗ mà kéo phanh tay thì thao tác tuần tự.
1- Đạp phanh chân
2- Đẩy cần số về D
3- Nhả phanh tay
4- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy
Tại sao khi chuyển cần số về Mo (N) vẫn phải đạp phanh/ kéo phanh tay, vì có thể tránh được xe bị trôi do tình trạng đường xá, hoặc phòng ngừa có kẻ sau tông vào đuôi xe mình làm dây chuyền.
Lên xe và khởi động xe: Sau khi bạn đã kiểm tra mọi điều kiện, kể cả mọi thứ xung quanh bên ngoài xe đều ổn, trạng thái xe lúc này: phanh tay đang ở vị trí phanh, cần số đang ở P, bạn đã ngồi ở tư thế sẵn sàng.
1- Chân gá vào chân phanh.
2- Khởi động xe (nên cho xe nổ máy vài giây truớc khi cho xe chạy).
2- Kiểm tra tình trạng đèn, còi…
3- Đạp phanh chân.
4- Chuyển cần số về D.
5- Nhả phanh tay.
6- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi.
Tìm hiểu về các bộ phận chính của xe ô tô ngay để biết được vai trò tác dụng của từng chi tiết nhỏ trên xe, một kiến thức rất hữu ích đối với người mới tập lái.
Từng bộ phận chính của xe ô tô được cấu tạo và hoạt động theo quy chuẩn riêng. Đọc để biết cách sử dụng và chăm sóc chiếc xe một cách thông minh và hiệu quả nhất.
Nội thất xe ô tô – Bộ phận chính của xe ô tô
1. Vô lăng
Bộ phận đập vào mắt khi mở cửa bước vào xe đó là vô lăng. Vô lăng có vai trò điều khiển hướng chuyển động của ô tô. Vô lăng được bố trí bên trái đối với nước ta, có nhiều nước thì được bố trí phía bên phải.
2. Bảng táp lô
Là bảng nhựa trên có đó gắn: Bảng đồng hồ, bảng điều khiển, các đèn báo tình trạng hoạt động của xe, công tắc điều khiển máy lạnh, quạt gió, xông kính chống mờ sương, công tắc đèn báo nguy, núm mồi thuốc, núm tay ga, khay gạt tàn, cốp tài liệu, rađio, cửa sổ gió máy lạnh…
– Đồng hồ đo tốc độ: Thể hiện tốc độ xe chạy bằng Km/h, ghi lại tổng số km xe đã chạy, đo cự ly một quãng đường.
– Đồng hồ đo tốc độ động cơ: Thể hiện tốc độ quay của động cơ tính bằng 1000v/phút, vùng màu đỏ báo tốc độ nguy hiểm.
– Đồng hồ báo mức nhiên liệu: Báo mức dầu thực tế trong thùng chứa.
– Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát: Nhiệt độ để để động cơ làm việc tốt nhất khoảng 800C, phía chữ C = lạnh, phía chữ H = nóng.
– Đèn báo rẽ, báo pha/ cốt, báo phanh khí xả: Sáng lên khi các chế độ đó đang làm việc.
– Đèn báo mức nhiên liệu: Sáng lên khi mức dầu trong thùng chứa ít hơn quy định.
– Đèn báo áp lực dầu bôi trơn: Sáng lên khi mở công tắc chính và tắt khi máy nổ, khi máy đang làm việc mà đèn sáng là hệ thống bôi trơn có vấn đề, cần kiểm tra lại.
– Đèn báo xạc bình/ máy phát điện: Sáng lên khi mở công tắc chính và tắt ngay khi nổ, khi máy đang làm việc mà đèn sáng là hệ thống điện có vấn đề cần kiểm tra lại.
– Đèn báo tình trạng củ bộ lọc nước: Sáng lên khi cốc lọc đầy nước cần xả hết nước.
– Đèn báo bugi xông máy: Sáng lên khi mở công tắc chính, tắt đI khi máy được xông nóng.
– Đèn báo mức dầu phanh và gài phanh tay: Sáng khi mở công tắc chính và tắt khi máy đã nổ. Khi máy nổ mà đèn sáng là dầu cạn hoặc phanh đang gài.
– Đèn “ BRAKE BOOSTEE” báo bộ trợ lực phanh: Đèn báo sáng, đồng thời kèn báo kêu là áp suất trong bầu trợ lực yếu hay mức dầu trong bình chứa thấp. Chú ý áp suất hơI, dầu thiếu sẽ làm cho phanh không đạt hiệu quả cao, nguy hiểm.
3. Cần điều khiển đèn.
– Núm cần: Có 3 nấc: Nấc 1: OFF = Tắt, nấc 2 = Mở, các đèn gầm, kích thước, đèn sau, đèn soi bảng số, các đèn trên bảng điều khiển, Nấc 3 Mở đèn pha/ cốt cùng các đèn trên.
– Đẩy cần ra trước, kéo ra sau là mở các đèn báo rẽ, nâng lên hạ xuống là nháy đèn xin đường, nháy (cốt/ pha).
• Bật các loại đèn trên xe, bố trí bên trái trục lái.
• Bật đèn cốt là ở nấc 1, bật nấc 2 đèn pha và các mức tương ứng.
• Đèn xin đường gạt về phía trước hoặc phía sau.
4. Điều khiển gạt nước mưa.
Có 4 nấc: Nấc 1: Tắt, nấc 2: quét gián đoạn, nấc 3: Quét chậm, nấc 4: Quét nhanh, bấm vào núm đầu cần là mở khoá bơm nước rửa kính, nâng vành phía tay lái là mở khoá hãm bô. (Công tắc phanh khí xả) khoá hãm bô chỉ hoạt động khi máy còn nổ, khi không tác dụng vào bàn đạp ly hợp, bàn đạp ga và cần số không ở vị trí số 0.
5. Công tắc chính (khoá điện).
Nằm ở cổ trục tay lái. Có 4 nấc LOCK = khoá tay lái, chìa khoá chỉ đút vào rút ra ở nấc này, ACC = cấp điện hạn chế cho một số thiết bị, ON = cấp điện lúc xông máy, lúc máy hoạt động, START = vị trí khởi động máy, chìa khoá tự động trả về vị trí ON khi bỏ tay ra.
Khóa điện
Lock: Vị trí cắt điện
• ACC: Cấp điện hạn chế.
• ON: Cấp điện hoàn toàn.
• START: Khởi động1
6. Bàn đạp phanh.
Gắn trên giá đỡ bên phải trục tay lái, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống phanh làm việc.
Phanh tay.
Dùng cố định xe khi dừng, đỗ, phối hợp phanh chân khi dừng xe khẩn cấp.
Bàn đạp phanh chân
• Bên phải của trục vô lăng lái giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga.
• Điều khiển HTP nhằm giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô.
7. Bàn đạp ly hợp.
Gắn trên giá đỡ bên tráI trục tay lái. Có nhiệm vụ điều khiển ly hợp nối, ngắt truyền động từ động cơ đến hộp số và hệ thống truyền động phía sau.
• Bên trái của trục vô lăng lái.
• Đóng mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến HTTL
• Sử dụng khi khởi động động cơ, chuyển số, phanh dừng xe
8. Bàn đạp ga.
Gắn trên sàn xe nhờ khớp bản lề, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu làm việc.
• Bên phải của trục vô lăng lái cạnh bàn đạp phanh.
• Điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
9. Cần điều khiển số.
Nằm ở bên phảI người lái, dùng điều khiển sự ăn khớp của các bánh răng trong hộp số làm thay đổi tốc độ chuyển động của xe.Khi thay đổi số, lòng tay phải để lên núm cần số, dùng lực cánh tay tác động để thay đổi số. Chú ý: Tay tráI cầm chặt tay lái, người ngồi thẳng, thả lỏng cơ thể tránh trường hợp vào số kéo theo vành tay lái.
Ngoại thất xe ô tô – Bộ phận chính của xe ô tô
Kính chắn gió: Là một dạng cửa sổ kính nằm ở phía trước của ô tô, không chỉ có công dụng chắn gió, bụi, mưa… vào trong xe, mà còn tham gia vào việc gia tăng độ cứng vững cho kết cấu xe và bảo vệ an toàn cho hành khách trong một số tình huống va chạm.
Gương chiếu hậu: Là gương được gắn bên góc của hai cửa trước nhằm mục đích hỗ trợ người lái nhìn thấy khu vực phía sau và hai bên của chiếc xe.
Nắp ca-pô: Là phần khung kim loại ở phía đầu xe có công dụng bảo vệ cho khoang động cơ, có thể đóng mở để bảo trì và sửa chữa các bộ phận bên trong.
Lưới tản nhiệt: Hầu hết ô tô đều trang bị lưới tản nhiệt ở mặt trước để bảo vệ bộ tản nhiệt và động cơ, đồng thời cho phép không khí luồn vào bên trong. Ngoài ra, lưới tản nhiệt có thể được đặt ở một số vị trí như phía trước bánh xe (để làm mát hệ thống phanh) hoặc trên phía sau xe, đối với các xe có động cơ đặt sau.
bộ phận ô tô, ngoại thất ô tô, nội thất ô tô, lưới tản nhiệt, vô lăng, tư vấn, xe o to, xe ô tô, Nắp capô, cần số, bộ phận cơ bản
Các bộ phận ở ngoại thất chiếc ô tô
Đèn pha: Là thiết bị chiếu sáng thường đặt ở hai góc trái phải nối liền giữa nắp capô và mặt trước của xe. Đèn pha tạo ra luồng sáng mạnh và tập trung, chiếu ngang mặt đường và có khả năng chiếu sáng khoảng 100 m. Đèn pha có thể được dùng kết hợp với đèn cốt (đèn chiếu gần) trong cùng một chóa đèn, hoặc lắp bổ sung cho độ chiếu sáng tối ưu.
Cản: Là cấu trúc gắn liền hoặc được tích hợp vào phía trước và phía sau của ô tô để hấp thụ lực tác động khi xảy ra va chạm, góp phần giảm thiểu chấn thương cho người ngồi trong xe và hư hại ở các bộ phận khác.
Cách sử dụng số cơ bản khi lái xe ô tô
Sử dụng không đúng rất dễ làm hư hại hộp số và có thể dẫn đến gây tai nạn. Về mặt cơ bản, nếu sử dụng sai, nó có thể gây hao tổn nhiên liệu, và về lâu dài sẽ làm hư hỏng hộp số nhanh hơn và nguy hiểm nhất là có thể gây tai nạn.
Lái xe ô tô số tự động mà đang chạy xe, cần đỗ.
1- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh.
2- Kéo phanh tay, kéo vừa đủ, đừng kéo quá mạnh, nếu bạn đang đỗ trên đường bằng phẳng.
3- Đẩy cần số về P là đỗ xe xong.
Khi chạy bình thường.
1- Đạp phanh.
2- Đẩy chuyển cần số về vị trí D.
3- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy. Nếu dừng lâu hơn nữa, trên 30 giây, thì bạn nên kéo phanh tay để cho chân thoải mái hơn.
Với trường hợp đỗ mà kéo phanh tay thì thao tác tuần tự.
1- Đạp phanh chân
2- Đẩy cần số về D
3- Nhả phanh tay
4- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy
Tại sao khi chuyển cần số về Mo (N) vẫn phải đạp phanh/ kéo phanh tay, vì có thể tránh được xe bị trôi do tình trạng đường xá, hoặc phòng ngừa có kẻ sau tông vào đuôi xe mình làm dây chuyền.
Lên xe và khởi động xe: Sau khi bạn đã kiểm tra mọi điều kiện, kể cả mọi thứ xung quanh bên ngoài xe đều ổn, trạng thái xe lúc này: phanh tay đang ở vị trí phanh, cần số đang ở P, bạn đã ngồi ở tư thế sẵn sàng.
1- Chân gá vào chân phanh.
2- Khởi động xe (nên cho xe nổ máy vài giây truớc khi cho xe chạy).
2- Kiểm tra tình trạng đèn, còi…
3- Đạp phanh chân.
4- Chuyển cần số về D.
5- Nhả phanh tay.
6- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi.